Tấn công DDoS là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?

Digital Signage và tầm quan trọng trong truyền thông doanh nghiệp

Theo các báo cáo thống kê hằng năm từ các chuyên gia an ninh mạng, trung bình mỗi năm có đến hàng triệu website trên toàn cầu phải hứng chịu các cuộc tấn công mạng. Trong đó, tấn công DDoS là một trong những mối đe dọa mạng phổ biến và nguy hiểm, làm gián đoạn dịch vụ trực tuyến bằng cách làm quá tải hệ thống. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, từ gián đoạn dịch vụ, mất doanh thu, đến thiệt hại uy tín và lòng tin của khách hàng. Do đó, việc hiểu rõ về DDoS và áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống và hoạt động kinh doanh.

1. Tấn công DDoS là gì?

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán, trong đó kẻ tấn công sử dụng nhiều thiết bị hoặc máy tính (thường thông qua mạng botnet) để gửi lượng lớn yêu cầu hoặc dữ liệu đến máy chủ mục tiêu cùng một lúc. Mục đích là làm quá tải tài nguyên hệ thống như băng thông, CPU, hoặc bộ nhớ, khiến cho máy chủ không thể phục vụ người dùng hợp pháp. Kết quả là hệ thống hoặc dịch vụ bị chậm, gián đoạn, hoặc thậm chí ngừng hoạt động hoàn toàn.

Mục tiêu tấn công của DDoS có phạm vi rộng, nhắm mục tiêu tới mọi loại ngành và tất cả các quy mô công ty lớn nhỏ trên toàn cầu.

  • Doanh nghiệp: Các công ty lớn, nhỏ, từ các startup đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể trở thành mục tiêu. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, viễn thông, ngân hàng, game online thường bị tấn công nhiều hơn vì chúng sở hữu lượng dữ liệu lớn và có giá trị cao.
  • Cơ quan chính phủ: Các cơ quan chính phủ, tổ chức chính trị cũng là mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công DDoS nhằm gây rối loạn hoạt động, làm giảm uy tín.
  • Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP): ISP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối người dùng với Internet. Bằng cách tấn công vào ISP, hacker có thể làm gián đoạn dịch vụ của nhiều khách hàng cùng một lúc.
  • Cá nhân: Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng các cá nhân cũng có thể trở thành mục tiêu của tấn công DDoS, đặc biệt là những người có quan điểm đối lập hoặc những người nổi tiếng trên mạng xã hội. 

2. Các loại hình tấn công DDoS phổ biến

Có 3 loại tấn công DDoS cơ bản là:

  • Tấn công băng thông (Volumetric attacks): Tấn công bằng cách gửi hàng triệu gói tin đến máy chủ mục tiêu, làm tắc nghẽn đường truyền và khiến máy chủ không thể xử lý được các yêu cầu hợp lệ.
  • Tấn công giao thức (Protocol attacks):Tấn công bằng cách gửi các gói tin khai thác các lỗ hổng trong giao thức, khiến máy chủ phải tiêu tốn quá nhiều tài nguyên để xử lý.
  • Tấn công tầng ứng dụng (Application layer attacks): Tấn công bằng cách gửi các yêu cầu không hợp lệ hoặc quá nhiều yêu cầu đến ứng dụng, khiến ứng dụng bị quá tải.

3. Ảnh hưởng của tấn công DDoS đến doanh nghiệp

Tấn công DDoS có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, uy tín, và doanh thu. Một số tác động cụ thể bao gồm:

Gián đoạn dịch vụ và mất khách hàng

Khi hệ thống bị tấn công DDoS, khách hàng không thể truy cập vào dịch vụ hoặc trang web của doanh nghiệp, gây ra gián đoạn. Điều này có thể dẫn đến mất khách hàng hiện tại và làm hỏng hình ảnh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành phụ thuộc vào dịch vụ trực tuyến như thương mại điện tử, tài chính, và công nghệ. Nếu cuộc tấn công kéo dài, khách hàng có thể tìm đến các đối thủ cạnh tranh cung cấp dịch vụ ổn định hơn.

Thiệt hại tài chính

Tấn công DDoS có thể gây mất mát doanh thu trực tiếp do ngừng hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến hoặc cung cấp dịch vụ liên tục, thời gian ngừng hoạt động có thể dẫn đến thất thoát doanh thu lớn. Chi phí để khắc phục và bảo vệ hệ thống sau tấn công cũng rất cao, bao gồm chi phí cho các giải pháp bảo mật, phục hồi dữ liệu, và tăng cường hệ thống phòng chống tấn công trong tương lai.

Mất uy tín và niềm tin khách hàng

Mỗi lần tấn công DDoS thành công là một lần doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ bị mất uy tín. Khách hàng và đối tác có thể mất niềm tin vào khả năng bảo vệ hệ thống của doanh nghiệp, đặc biệt nếu việc gián đoạn dịch vụ ảnh hưởng đến dữ liệu người dùng hoặc giao dịch tài chính. Trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, và chăm sóc sức khỏe, sự mất niềm tin có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài.

Chi phí cho pháp lý và bảo mật

Doanh nghiệp bị tấn công có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nếu tấn công DDoS dẫn đến vi phạm dữ liệu, ảnh hưởng đến quyền riêng tư hoặc bảo mật của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến các vụ kiện tụng hoặc khoản tiền phạt từ cơ quan quản lý.

Suy giảm hiệu suất hệ thống

Ngay cả khi doanh nghiệp có thể chịu đựng được cuộc tấn công DDoS và không bị gián đoạn hoàn toàn, hệ thống vẫn có thể bị chậm lại đáng kể, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Việc tải trang web hoặc xử lý giao dịch chậm có thể làm giảm chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hành.

4. Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS

Một vài dấu hiệu cho thấy mạng của bạn đang bị tấn công:

  • Lưu lượng truy cập web tăng đột biến: xuất phát từ cùng một địa chỉ hoặc dải IP.
  • Hiệu quả hoạt động của mạng trở nên chậm và bất thường.
  • Website, cửa hàng trực tuyến hoặc dịch vụ khác của bạn ngoại tuyến hoàn toàn.

Để bảo vệ doanh nghiệp của mình trước các cuộc tấn công DDoS, các tổ chức cần: 
  • Nâng cao nhận thức về an ninh mạng:Đào tạo nhân viên về các mối đe dọa và cách phòng tránh.
  • Đầu tư vào các giải pháp bảo mật:Sử dụng các công cụ và dịch vụ bảo mật chuyên dụng như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập, dịch vụ giám sát An toàn thông tin.
  • Lập kế hoạch ứng phó sự cố: Xây dựng kế hoạch chi tiết để đối phó với các cuộc tấn công khi chúng xảy ra. 
Tìm hiểu thêm: Giải pháp tự động hóa quy trình ứng phó sự cố SOAR


Tấn công DDoS là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Để bảo vệ doanh nghiệp của mình, bạn cần có những kiến thức cơ bản về tấn công DDoS và thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách chủ động.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu về các mối đe dọa về an toàn thông tin - an ninh mạng, HPT cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp bảo mật hàng đầu cho doanh nghiệp.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về Giải pháp giám sát và bảo mật ATTT, liên hệ ngay với HPT nhé!

📞
🌐