Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng trên toàn cầu ngày càng tinh vi và nguy hiểm, Việt Nam không nằm ngoài tầm ngắm của các tổ chức tội phạm công nghệ cao. Chỉ trong nửa đầu năm 2024, hàng loạt sự cố tấn công mạng nghiêm trọng đã gây chấn động, làm nổi bật nhu cầu khẩn cấp trong việc nâng cao nhận thức và tăng cường hệ thống an ninh mạng. Những con số đáng báo động về các vụ tấn công và tổng thiệt hại cho thấy rằng nguy cơ tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp đang đặt trước một thách thức lớn hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp Việt Nam cần đối mặt và nhanh chóng hành động ngay từ bây giờ.
Thực trạng an ninh mạng Việt Nam trong nửa đầu năm 2024
Các chuyên gia An toàn thông tin cảnh báo gần một nửa các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng ứng phó trước các mối đe dọa mạng nguy hiểm. Theo các báo cáo thống kê từ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao cho biết, trong nửa đầu năm 2024 đã có hơn 211.000 vụ cảnh báo tấn mạng công lớn, nhỏ và 20 sự cố tấn công mạng nghiêm trọng.
Đáng chú ý nhất là sự bùng nổ các cuộc tấn công Ransomware - mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, nhắm đến các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính lớn. Tổng thiệt hại cho các vụ mã độc tống tiền ước tính lên đến 10 triệu USD, một con số vượt ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là mục tiêu hàng đầu của các vụ tấn công vi phạm dữ liệu.
Những ảnh hưởng tiêu cực của tấn công mạng tác động đến doanh nghiệp
Những thiệt hại về tấn công mạng mà các doanh nghiệp phải gánh chịu là vô cùng to lớn, nó không chỉ gây ra tổn thất nặng nề về tài chính cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của tổ chức, gây mất uy tín với khách hàng, đối tác. Ngoài ra, các cuộc tấn công ransomware thường làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, khiến doanh nghiệp không thể cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm đúng hạn, dẫn đến mất cơ hội kinh doanh và giảm doanh thu. Với những sự cố nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể đối mặt với các vấn đề pháp lý nếu dữ liệu của khách hàng hoặc đối tác bị lộ, dẫn đến việc phải chịu phạt từ các cơ quan quản lý hoặc bị kiện tụng. Quan trọng hơn, quá trình khôi phục sau tấn công thường mất rất nhiều thời gian, không chỉ để khôi phục trạng thái hoạt động bình thường mà còn để xây dựng lại lòng tin của các bên liên quan. Việc này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, tạo áp lực lớn lên đội ngũ quản lý và nhân viên của doanh nghiệp.
Xem thêm: Tác hại của mã độc tống tiền Ransomware đối với doanh nghiệp
Lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề bảo mật
Tính đến thời điểm hiện tại, mã độc tống tiền Ransomware được các chuyên gia đánh giá là mối nguy hại vô cùng lớn đối với doanh nghiệp bất kể quy mô. Do đó, trước bối cảnh an ninh mạng cấp thiết như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp ứng phó sự cố khi bị tấn công và áp dụng các giải pháp phòng ngừa để giảm thiểu tổn thất khi bị tấn công.
Ngoài các giải pháp truyền thống như cài đặt phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu định kỳ, quản lý tài sản số …thì các doanh nghiệp cần khẩn trương triển khai các giải pháp bảo mật nâng cao như giám sát và cảnh báo an toàn thông tin, xây dựng nền tảng phát hiện đe dọa và sử dụng phần mềm quản lý thông tin tình báo.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi hiện nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển cùng với trí tuệ nhân tạo (AI). Cần chủ động hành động trước khi sự cố xảy ra, tránh việc bị tấn công bất ngờ mà chưa có hệ thống phòng thủ và ứng phó vững vàng. Đối với các doanh nghiệp chưa có sẵn đội ngũ chuyên gia An toàn thông tin chuyên nghiệp có thể hợp tác với các đối tác công nghệ bảo mật uy tín, nhằm tăng cường hệ thống an ninh mạng và giúp giảm thiểu các rủi ro về tấn công mạng nguy hiểm.
Xem thêm: Dịch vụ SOC của HPT: Tối ưu chi phí, đảm bảo bảo mật 24/7 cho doanh nghiệp
Tham khảo từ nguồn: Đài phát thanh & truyền hình Hà Nội