GIỚI THIỆU VỀ BỘ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát;
viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện;
công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ
tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ
công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước,
ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có được tốc độ tăng
trưởng cao cả về quy mô, doanh số, thị trường và đang trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Số lượng doanh nghiệp tham gia
vào thị trường ngày càng tăng, nhất là khi Luật Viễn thông, Luật Tần số
vô tuyến điện đã mở rộng theo hướng cho phép tất cả các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và thiết lập
hạ tầng mạng viễn thông. Tính đến hết năm 2010, tổng băng thông truyền dẫn trong nước đạt 605,622 Gb/s và tổng
băng thông truyền dẫn quốc tế lên tới 487,2 Gb/s với các tuyến cáp quang biển, đất liền sử dụng công nghệ truyền dẫn
tiên tiến.
Lĩnh vực CNTT tiếp tục phát triển với năng suất và hiệu quả cao. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế doanh
thu xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện điện tử ước đạt 9 tỷ USD. Số lượng
doanh nghiệp không ngừng tăng lên, Việt Nam hiện đã có nhiều doanh nghiệp CNTT đạt quy mô trên 1.000 người với
tổng số lao động ước tính khoảng 250 ngàn người.
YÊU CẦU CỦA DỰ ÁN
Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông, yêu cầu về hội nghị, trao đổi thông tin, thực hiện chức năng quản lý nhà nước là
không thể thiếu. Tuy nhiên, vấn đề này đang gặp phải một số khó khăn sau:
- Cách thức tổ chức hội nghị cũ là thực hiện tập trung tại một địa điểm dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức, cũng
như tốn kém.
- Không thể tổ chức trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến các công việc thường ngày của các thành viên hội nghị.
- Khó khăn trong việc tổ chức hội nghị một cách nhanh chóng, theo yêu cầu của công việc.
- Khả năng chỉ đạo thực thi việc ứng cứu trong các tình huống khẩn cấp, tại hiện trường từ xa rất khó khăn.
GIẢI PHÁP
Sau khi khảo sát, phân tích và đánh giá yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, HPT đề xuất giải pháp “cung cấp
và triển khai hệ thống hội nghị truyền hình” với các giải pháp và phương án cụ thể như sau:
- Trang bị hệ thống Endpoint tại các điểm cầu, có chức năng thu nhận hình ảnh âm thanh, mã hóa chung rồi gửi
đi. Endpoint bao gồm, bộ thu hình ảnh (camera), bộ thu âm thanh (microphone) và bộ mã hóa/giải mã (Codec)
dùng để xử lý và nén tín hiệu. Bộ mã hóa sẽ nhận hình ảnh và âm thanh rồi chuyển hoá thành tín hiệu số để
truyền tải trên hệ thống mạng đến những vị trí khác. Tại những vị trí nhận tín hiệu, bộ giải mã sẽ chuyển đổi
những tín hiệu nhận được thành âm thanh và hình ảnh. Cuối cùng những tín hiệu hình ảnh và âm thanh đó sẽ
được truyền tải đến hội nghị thông qua thiết bị trình chiếu.
- Trang bị hệ thống MCU (Multipoint Control Unit) tại trung tâm, đóng vai trò là thiết bị điều khiển đa điểm, kết
nối các thành phần tại các điểm cầu khác nhau trong một hay nhiều phiên họp trực tuyến. Cung cấp khả năng
xử lý video, mã hóa và thay đổi layout.
- Trang bị hệ thống hỗ trợ kết nối (Call Control), với vai trò là thành phần điều khiển kết nối giữa các thành phần hệ
thống, và nếu như Gateway đóng vai trò chuyển đổi tín hiệu giữa các mạng khác nhau như IP, ISDN thì Gatekeeper
làm nhiệm vụ điều khiển thiết lập, quản lý hệ thống và kiểm soát băng thông.
- Trang bị hệ thống quản lý dịch vụ (Management), quản lý cấu hình, điều khiển hội nghị và lưu trữ nội dung
phiên họp.
Bên cạnh các giải pháp đưa ra, HPT luôn cam kết đảm bảo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua các công tác như: triển khai dự án ngoài giờ làm việc của khách hàng; hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng cuối
luôn được thực hiện kịp thời.
LỢI ÍCH MANG LẠI
“Việc triển khai thành công dự án hội nghị truyền hình đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuẩn hóa
hệ thống hạ tầng CNTT của MIC. Đội ngũ chuyên viên tư vấn, thiết kế, triển khai chuyên nghiệp, thời gian thực hiện
dự án đúng với tiến độ đề ra, hệ thống hiện nay đang vận hành ổn định, đạt hiệu suất cao góp phần nâng cao năng
suất làm việc và hiệu quả quản lý nhà nước."
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ và bề dày kinh nghiệm của mình, đội ngũ chuyên gia HPT đã hoàn thành dự
án và đưa hệ thống hội nghị truyền hình đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu đặt ra ban đầu của Ban lãnh đạo
và đội ngũ kỹ thuật của bộ Thông tin và Truyền thông:
- Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào quản lý nhà nước: Hệ thống hội nghị truyền hình tăng cường khả năng
trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, ban ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất: Thay đổi cách thức làm việc, và đáp ứng yêu cầu làm việc trong thời kỳ mới.
- Giảm bớt chi phí: Việc sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình đã giảm thiểu thời gian đi lại, chi phí đi lại, sinh
hoạt so với cách thức tổ chức cũ.
- Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có: Hạ tầng mạng sẵn có của Bộ Thông tin và Truyền thông, được sử dụng để triển
khai, và vận hành hệ thống hội nghị truyền hình.
- Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, liên tục và toàn cầu: Dễ dàng triển khai các văn bản hướng dẫn
cho nhiều đơn vị, và có khả năng lưu lại nội dung cuộc họp.
- Mang lại khả năng ứng biến kịp thời: Triển khai các quyết định và hỗ trợ nhanh chóng kịp thời trong các trường
hợp khẩn cấp.