Như đã đề cập ở trên, trong vài năm vừa qua, Duy Tân đã xây dựng nhiều nhà máy mới theo mô hình “sản xuất thông minh”. Và để bảo đảm hạ tầng CNTT cho một nhà máy có thể sản xuất thông minh, bắt buộc phải có một hạ tầng mạng hiệu suất cao và ổn định. Với các thiết bị IoT, các thiết bị cầm tay và bảo đảm sự linh hoạt của hệ thống, hạ tầng mạng tại các nhà máy bắt buộc phải sử dụng đa phần là kết nối không dây (wifi).
Yêu cầu đầu tiên mà Duy Tân cần giải quyết là trang bị hệ thống mạng wifi có thể phủ sóng toàn bộ 7 nhà xưởng của một nhà máy mới, với tổng diện tích lên đến 180.000m². Để bảo đảm sự chính xác của các quy trình sản xuất, bảo đảm vận hành hệ thống nhanh chóng và chính xác, phạm vi hoạt động, tốc độ, độ phủ sóng wifi cho từng thiết bị, từng khu vực cần được thiết kế, tinh chỉnh chính xác phù hợp đúng vị trí, hiện trạng của thiết bị, nhà xưởng.
Trong môi trường sản xuất hiện đại, hệ thống máy móc phải có khả năng hoạt động và kết nối 24/7. Do vậy, hệ thống mạng không dây nói riêng và hạ tầng mạng tổng thể nói chung cũng phải bảo đảm khả năng duy trì kết nối ổn định, liên tục 24/7.
Ngoài hệ thống máy móc cố định, hệ thống wifi còn cần thiết cho các nhân viên sử dụng thiết bị di động như thiết bị đọc mã vạch cầm tay (barcode scanner) di chuyển nhiều vị trí để thực hiện công việc. Sự chuyển vùng phủ sóng (roaming) của các thiết bị barcode cũng cần chú trọng, tính toán để đảm bảo thời gian và hiệu suất của nhân viên được tối ưu.
Trong một môi trường sản xuất, còn phải lưu ý giải quyết các vấn đề như nhiệt độ, độ ẩm, các vật cản, cao độ khi lắp đặt thiết bị… Đây là những yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các access point, chất lượng sóng wifi và hiệu suất truy cập mạng nói chung.
Cuối cùng, mặc dù hệ thống mạng không dây triển khai phân tán nhiều khu vực nhưng phải được quản trị tập trung, được giám sát và thống kê giúp đội ngũ IT phân tích và đưa ra quyết định phù hợp.
Giải pháp & Dịch vụ triển khai của HPT