FOR NEW AM HPT: 7 key steps to survive at HPT

*AM = Account Manager (nhân viên kinh doanh)
Đầu tiên, chia sẻ một sự thật để lý giải tại sao phải sử dụng từ “survive” ở ngay tiêu đề: vì chỉ riêng tại Phòng ENT-HCM thì số lượng AM nghỉ việc trong vòng 2 năm qua đã là 8 AM, bình quân cứ 3 tháng có 1 AM nghỉ việc! Trong số 8 AM này thì chỉ có 1 AM công tác hơn 3 năm, 1 AM được 9 tháng và còn lại đến 6 AM không vượt qua được 3 tháng làm việc ở vị trí AM, thậm chí là 1 tháng! Do đó, bài viết này sẽ chỉ dành riêng cho New AM - những bạn chưa hề có kinh nghiệm làm 1 AM hoặc mới vừa chân ướt chân ráo rời khỏi giảng đường, cơ bản chính là giống như người viết cách đây 2 năm khi lần đầu tiên bước vào HPT.
Tiếp theo, do có nhiều cơ hội được tiếp xúc với 6 AM ở trên kia, nên người viết nhận thấy các AM nghỉ việc lý do không phải đến từ môi trường làm việc, hoặc sự hỗ trợ của đồng nghiệp hay công việc nhàm chán mà phần nhiều đến từ chính bản thân họ không thích nghi được với thách thức của 1 AM tại HPT. Bài viết sẽ bỏ qua việc phân tích sâu hơn về việc này và tập trung thời gian để tìm ra giải pháp làm thế nào New AM có thể “survive” và thành công tại HPT. Với 2 năm “survive” tại HPT, người viết mạnh dạn đề xuất 7 Key Steps để các New AM có thể survive ít nhất… trong 2 năm -  một lần nữa, giống như người viết.
Step 1: Inside Relationship
Điều đầu tiên, các New AM cần nhất trong giai đoạn những tháng thử việc không phải là khách hàng, cơ hội hoặc hợp đồng, mà là làm sao để tạo được càng nhiều mối quan hệ tốt trong ngôi nhà chung HPT. Người viết gọi là “Inside Relationship” – Quan hệ nội bộ. Hãy bắt đầu với Trưởng Phòng của bạn, tiếp theo là các Anh Chị cùng Phòng, trao đổi nhiều hơn với các Anh Chị khác ở các Phòng ban sẽ phối hợp nhiều với AM (như các P. Kỹ thuật, P. Kế toán, P. Quản trị dự án, P. Triển khai,...). Tham gia nhiệt tình các hoạt động của Phòng, Trung tâm, cũng như các hoạt động phong trào của HPT. Một khi bạn có điểm tựa từ bên trong nội bộ thì đó sẽ là cơ sở vững chắc để bạn bước ra thị trường và mang những giá trị của HPT đến khách hàng.
Hãy thử: chat Lync với 20 anh chị đồng nghiệp trong 1 ngày!
Step 2: Smile
Để củng cố cho Step 1: Inside Relationship, New AM cần cười “tẹt ga” hết mức có thể. Ông bà mình nói “chuẩn không cần chỉnh”: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nụ cười, thứ nhất mang lại sự thoải mái cho chính bản thân bạn trước, tiếp theo đó chính là những đồng nghiệp xung quanh bạn, rộng hơn nữa không gian làm việc của HPT chúng ta trở nên vui vẻ hơn, góp phần tăng năng suất làm việc cho toàn công ty. Hơn nữa, thời đại bây giờ là “Online Social Network” nên đừng ngại cười ngay cả khi bạn đang gọi điện với khách hàng hoặc thậm chí chat skype cùng đối tác. Kinh nghiệm cho thấy, trước khi bắt đầu một cuộc gọi, nếu bạn tự cười với chính bản thân mình thì hiệu quả cuộc gọi có thể tăng hơn 50% đấy nhé. Trust me!
Step 3: Network Channel
Công việc chính của AM là “Building Relationship” (bắt đầu từ nội bộ, đối tác và cuối cùng là khách hàng), và để làm tốt công việc này bạn cần sử dụng càng nhiều Network Channel càng tốt. Người viết hiện tại bên cạnh sử dụng những cách thức cơ bản như gặp mặt trực tiếp, điện thoại, email, còn sử dụng Skype để làm việc với đối tác, khách hàng, sử dụng Lync để làm việc với nội bộ, sử dụng Facebook để cập nhật tâm trạng, status, đời sống hàng ngày của tất các khách hàng, đối tác, đồng nghiệp.
Câu hỏi: Bạn đang dùng bao nhiêu Network Channel để kết nối với mọi người?
Nếu bạn có nhiều Network Channel, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để giao tiếp với mọi người, khi đó các cơ hội kinh doanh cũng sẽ tự nhiên đến với bạn nhiều hơn. Bí quyết giao tiếp: “Hãy là một bà tám khôn ngoan”– khi nào nên tám và khi nào nên bàn công việc, 2 điều này cần phải cân bằng để tạo sự cởi mở với người đang giao tiếp với bạn.
Step 4: Active
3 Steps đầu tiên, nếu bạn để ý nó chỉ vẫn xoay quanh 1 từ “Relationship”. Nên đừng ngại ngùng nếu bạn sẽ hay nghe các Anh Chị AM hay nói “Đi quan hệ!!”, “Đi khách!!” nhé. Tất cả AM thành công đều sẽ rất giỏi trong việc “quan hệ” đó!
Suy ra, để phát triển “Relationship”, điều các New AM nên cần nhất đó chính là Active. Active có thể hiểu là “Chủ động” – nghĩa là bạn phải tự xác định được những công việc bạn cần làm để đạt được kết quả mà chính bạn mong muốn. Active có thể hiểu là “Chịu khó” – AM đôi lúc phải thức khuya để hoàn tất hợp đồng, đôi lúc phải trực tiếp mang hợp đồng đến khách hàng để trình ký nhằm đẩy nhanh hơn tốc độ để kịp “chạy số”. (New AM yên tâm, đôi lúc AM cũng rất rảnh và rỗi). Tiếp tục, Active có thể hiểu là “Khôn khéo” – làm việc với các mối quan hệ không hề đơn giản, sẽ có những lúc chồng chéo nhau, nếu AM không có đủ bình tĩnh, đôi khi sẽ làm tình huống rối càng thêm rối – trong trường hợp này, nên cần lời khuyên của các anh chị có kinh nghiệm là tốt nhất. Cuối cùng, Active có thể hiểu là “Hành động” – dù cho kế hoạch, định hướng tốt đến đâu mà nếu không có hành động thì mọi việc sẽ vẫn ì ạch và chính bản thân bạn sẽ không phát triển được.
Tình huống: Báo giá tất cả các New AM sẽ đều có thể tải trên Portal HPT, tuy nhiên vẫn sẽ có New AM xin Báo giá của các Anh Chị AM khác để làm giống hệt mà không cần suy nghĩ gì về câu chữ, format, loại báo giá gì,... Tuy nhiên, ở một góc nhìn cá biệt, liệu điều này có tốt hay không? Vì bạn có biết có hàng chục format khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau (phần cứng, phần mềm, dịch vụ,…), rồi báo giá thầu khác, báo giá EA Microsoft lại khác và chưa kể báo giá Tiếng Việt, Tiếng Anh,.. Như vậy nếu ngay từ đầu New AM chỉ chăm làm theo người đi trước thì dễ dẫn đến lối mòn và hạn chế sáng tạo ở chính “style báo giá” của mỗi New AM.
Tóm lại, AM không phải là 1 công việc mà bạn được giao A để làm A mà AM là 1 công việc bạn được giao Z (kết quả doanh số, lãi gộp) để chính bạn – mỗi New AM sẽ làm lần lượt từ A, B, C, D, E, F,…  Z và trong tất cả các bước sẽ không có ai có thể chỉ cho bạn tất cả. Vì vậy, Active sẽ chính là hạt nhân để bạn – New AM hiện thực những mong muốn của bạn thành kết quả. Hãy chủ động, chịu khó, khôn khéo và quan trọng nhất hãy hành động! Chắc chắn những kết quả tốt đẹp nhất sẽ chờ đón bạn.
Step 5: Accept issues and problems
Step 4 là nơi New AM bằng hành động để hiện thực hóa mong muốn của chính bản thân. Step 5 sẽ như một lời nhắc nhở là con đường để đến được Z đó, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách mà cụ thể hơn là chính những issues và problems bạn sẽ gặp phải trong công việc.
Những issues và problems nếu bạn biết nguyên nhân đến từ đâu thì sẽ rất dễ giải quyết, nhưng đặc biệt trong ngành IT sẽ có những điều mà nó chẳng đến từ đâu cả, nó chỉ đơn giản là xảy ra thôi và bạn phải tìm cách giải quyết ngay đi!
Ví dụ: Hàng hóa thông thường là từ 4 – 6 tuần sẽ được giao, trễ lắm là đến 8 tuần, nhưng một ngày đẹp trời Hãng giao hàng sau 12 tuần rưỡi. Khi đó bạn sẽ thấy cảnh khách hàng “kill” bạn như thế nào?
Những ngày đầu làm việc, mỗi lần gặp các tình huống đó, người viết thường ngước mắt lên trời và tự hỏi “Why God? Why always me?”. Đôi lúc ảnh hưởng đến cả cảm xúc và không hiểu sao mình đen đủi đến như vậy. Nhưng qua 2 năm, người viết đúc kết ra 1 điều đơn giản là “Hãy chấp nhận nó!” đừng cố gắng đổ lỗi vì người này, người kia,... Bạn là 1 AM, nếu issues hay problem làm ảnh hưởng đến khách hàng thì chính bạn - AM là người chịu hoàn toàn trách nhiệm và bạn phải là người xin lỗi khách hàng đầu tiên. Tiếp theo bạn phải hành động để tìm ra phương án giải quyết hợp lý nhất có thể cho khách hàng một cách nhanh nhất có thể.
Trong mỗi issue hay problem thì giá trị của AM trong mắt khách hàng sẽ được thể hiện rõ nhất và sau mỗi lần như vậy đôi khi bạn và khách hàng, đồng nghiệp, đối tác sẽ thân thiết nhau hơn. Ai cũng hiểu khó khăn mới biết lòng nhau mà!
Step 6: Self-Motivated
Là 1 AM sẽ có những thời điểm bạn gặp khủng hoảng tinh thần, động lực, mất niềm tin và chuyện này xảy ra thậm chí là rất thường xuyên, vì bạn phải chủ động định hướng công việc của mình, giải quyết các issues và problems hàng ngày, follow up deal, phát triển khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ,… rất nhiều công việc nên việc bạn mất định hướng thỉnh thoảng là chuyện rất bình thường, đặc biệt là New AM. Lúc này bạn cần phải Self-Motivated (hay F5) bản thân ngay và luôn.
Self-Motivated có nhiều cách, chẳng hạn như xin nghỉ 1 ngày để đi chơi khuây khỏa, ngồi café một mình để tự định hướng lại bản thân, tâm sự cùng sếp,… Riêng người viết cho rằng cách Self-Motivated mạnh mẽ nhất đó chính là tự hỏi “Nếu mình không làm, mình không đạt được kết quả đó thì mình sẽ bị đuổi mất?” Hơi tiêu cực, nhưng suy ngược lại là để không bị đuổi thì mình phải làm và có như vậy mình mới đạt được kết quả mà mình mong muốn.
Ở một góc nhìn ngược lại, thì nếu mình đạt được kết quả hơn mong đợi thì sẽ phải làm gì? Cái này cũng quan trọng không kém, đó chính là “Destroy Skill”– người viết đặt tên, nghĩa là đạp đổ tất cả, vứt đi tất cả những gì mình đạt được, xem như mình chưa có một cái gì hết và đặt ra một mục tiêu mới và lại bắt đầu “Mình sẽ bị đuổi mất?” – điều này đôi khi còn khó khăn hơn rất nhiều so với Self-Motivated.
Step 7: Patience
Step cuối cùng là nếu tất cả các step trên bạn đã làm nhưng vẫn chưa thành công, thì step 7 rất cần đối với bạn lúc này, đó chính là Kiên nhẫn. Người viết sau 6 tháng mới có được hợp đồng đầu tiên vì vậy không có gì phải vội vàng nếu qua thời gian thử việc bạn vẫn chưa có hợp đồng nào, đơn giản hãy tiếp tục làm, tiếp tục cố gắng và lại tiếp tục cố gắng.
Lời khuyên người viết dành cho New AM là nên plan ở vị trí AM đúng 1 năm, người viết nhận thấy các bạn rất hay bị “đứng núi này trông núi nọ” quá sớm, người viết thấy rất bình thường nếu bạn nhảy việc nhưng hãy nhảy sao cho xứng đáng và có những bước tiến vượt bậc. Do đó, việc xác định 1 năm ở vị trí AM sẽ giúp xác định bạn đã cố gắng hết sức mình chưa, có thật sự phù hợp với công việc này không, môi trường làm việc HPT có thật sự hỗ trợ bạn tốt chưa? Sau 1 năm hãy ngồi lại và xác định sẽ tiếp tục hay không? Điều này có lợi cho bạn và lợi cho cả HPT.
Với 7 Key Steps này, người viết đúng nghĩa vẫn mới “survive” tại HPT mà thôi và để hướng đến thành công như những Anh Chị đi trước thì sẽ cần rất nhiều học hỏi, cố gắng và hành động mới chạm đến được. Người viết cũng mong các New AM hãy dám thử thách bản thân, khả năng của mình hơn nữa vì người viết tin tưởng HPT là môi trường cho phép các bạn vấp ngã để từ đó trưởng thành hơn. Từ phía HPT, người viết cũng hiểu là HPT sẽ rất mong mỏi sự trưởng thành của các bạn để đóng góp cho HPT được lớn mạnh hơn và thành công hơn. “Win-Win Relationship” sẽ mang lợi ích lại cho cả chính các bạn và HPT.
Chúc các bạn New AM may mắn và thành công tại HPT! Happy Selling!
Khi cùng nhau, không gì là không thể!

x