Giới thiệu ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) trực thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập vào năm 1994 với vốn
điều lệ 7,3 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản ước tính khoảng 69 nghìn tỷ đồng, có hơn 200 điểm giao dịch trong cả nước và
02 chi nhánh tại Lào và Cambodia, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngoài dịch vụ ngân hàng, MBBank còn tham gia vào lĩnh vực môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc.
Thách thức – Yêu cầu dự án
Bốn thách thức lớn nhất đối với dự án tin học hóa các quy trình vận hành tại MB Bank như sau:
1. Hệ thống thông tin, các phần mềm ứng dụng không có sự liên kết, tích hợp, kết nối thông tin với nhau.
2. Mô hình hoạt động phân tán, liên kết thủ công giữa phòng ban, chi nhánh và hội sở.
3. Khối lượng hồ sơ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu phi cấu trúc phát sinh ngày một lớn mà không có giải pháp lưu trữ,
quản lý hiệu quả gây khó khăn trong việc khai thác và sử dụng.
4. Đại đa số các quy trình nghiệp vụ (chuyển tiền quốc tế, cho vay cá nhân…) đều thực hiện thủ công, hiệu quả
chưa cao.
Giải pháp HPT cung cấp
Để giải quyết những vấn đề trên của MBBank, HPT đã cùng với các đối tác chiến lược của mình thực hiện tư vấn và triển
khai chuyển giao gói giải pháp tổng thể gồm 03 thành phần chính:
Phương án triển khai của HPT
Với tính chất phức tạp của dự án, HPT đã lựa chọn phương án triển khai cuốn chiếu cho từng giai đoạn:
Lợi ích mang lại
Sau hơn một năm triển khai, với nỗ lực từ tất cả các bên tham gia, dự án đã thành công và đạt được những kết quả như:
1. Giải quyết các vấn đề về quản lý dữ liệu
- Toàn bộ hồ sơ, tài liệu của ngân hàng được số hóa và lưu trữ tại kho dữ liệu hợp nhất Documentum.
- Dữ liệu được số hóa, tích hợp dễ dàng với hệ thống BPM giúp kết nối thông tin xuyên suốt giữa các ứng dụng.
2. Giải quyết các vấn đề tích hợp, liên kết giữa các ứng dụng
- Hệ thống thông tin sẵn sàng cho việc nâng cấp, phát triển các tính năng khi MBBank mở rộng quy mô trong
tương lai.
- Kết nối toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch theo mô hình quản lý tập trung
3. Nâng cao hiệu quả các quy trình nghiệp vụ
- Tự động hóa quy trình chuyển tiền quốc tế, chuyển tiền nội địa và cho vay cá nhân.
- Các bảng báo cáo có khả năng tương tác cho phép theo dõi và phân tích các chỉ số KPI liên quan.
Cung cấp đầy đủ thông tin hoạt động của các quy trình theo thời gian thực giúp đánh giá hiệu suất quy trình.