Tại sao ngành sản xuất lại dễ trở thành mục tiêu tấn công mạng?
Doanh nghiệp sản xuất đang trở thành mục tiêu hàng đầu của tấn công mạng vì một số lý do chính sau:
1. Kết nối phức tạp giữa IT và OT (Công nghệ thông tin và Công nghệ vận hành): Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều hệ thống kết nối, vừa IT vừa OT, dễ bị hacker khai thác để xâm nhập và phá hủy toàn bộ chuỗi sản xuất. Đặc biệt, việc các hệ thống này thường xuyên hoạt động liên tục đã tạo ra nhiều lỗ hổng bảo mật khó phát hiện và kiểm soát.
2. Dữ liệu và tài sản có giá trị cao: Các nhà sản xuất sở hữu lượng dữ liệu khổng lồ, từ quy trình vận hành, thông tin nhà cung cấp, khách hàng đến chiến lược kinh doanh. Những thông tin này có thể bị đánh cắp hoặc làm lộ ra bên ngoài gây ảnh hưởng danh tiếng doanh nghiệp và khách hàng.
3. Phụ thuộc vào công nghệ: Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như tự động hóa và lưu trữ đám mây. Mở ra ra một phạm vi tấn công rộng hơn, khiến hacker dễ dàng chú ý và nhắm mục tiêu đến.
4. Khả năng chịu rủi ro thấp: Do yêu cầu sản xuất liên tục và quy trình chặt chẽ, các doanh nghiệp khó chấp nhận rủi ro gián đoạn trong quy trình sản xuất. Hacker lợi dụng điểm yếu này để gây áp lực và tấn công vào các lỗ hổng an ninh.
5. Thiếu đầu tư bảo mật đồng đều giữa các bộ phận: Một số doanh nghiệp sản xuất vẫn coi bảo mật là nhiệm vụ của bộ phận IT, dẫn đến thiếu sự đầu tư cần thiết vào bảo mật mạng ở các bộ phận sản xuất và vận hành khác. Chính điều này tạo ra nhiều lỗ hổng dễ bị khai thác, đặc biệt là trong hệ thống OT.
Tấn công mạng ảnh hưởng thế nào đến công nghiệp sản xuất?
Tấn công mạng gây ra hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như danh tiếng của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Make UK cho thấy rằng việc ngừng sản xuất là hậu quả phổ biến nhất của một cuộc tấn công mạng (chiếm 65%), và thiệt hại về danh tiếng đứng thứ hai (chiếm 43%).
Dưới đây những hậu quả tấn công mạng cho ngành công nghiệp sản xuất:
- Gián đoạn sản xuất: Tấn công có thể làm ngừng hoạt động sản xuất, gây thiệt hại về thời gian và năng suất làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Tổn thất tài chính: Chi phí mất mát do dừng sản xuất, chi phí khôi phục hệ thống và chi phí bồi thường hợp đồng có thể rất cao và gây mất nhiều thời gian.
- Mất dữ liệu nhạy cảm: Dữ liệu về quy trình sản xuất, đối tác, khách hàng có thể bị đánh cắp, gây ra rủi ro lớn.
- Tổn hại uy tín: Gián đoạn sản xuất do tấn công mạng gây mất niềm tin với khách hàng, dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đến danh tiếng của doanh nghiệp.
- Rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý nếu không tuân thủ quy định bảo mật, làm lộ thông tin và dữ liệu khách hàng khi bị tấn công mạng.
Làm thế nào để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất khỏi các cuộc tấn công mạng?
Với những thiệt hại mà tấn công mạng có thể gây ra cho ngành công nghiệp sản xuất, việc chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các mối đe dọa mạng là điều ưu tiên và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ doanh nghiệp sản xuất khỏi các mối đe dọa mạng:
1. Đánh giá và kiểm tra bảo mật thường xuyên
Đánh giá an toàn cấu hình bảo mật là một hoạt động cần thiết giúp kiểm tra và phát hiện những lỗ hổng bảo mật, đảm bảo hoạt động hệ thống luôn diễn ra liên tục và an toàn.
2. Giám sát liên tục và cập nhật phần mềm định kỳ
Thường xuyên giám sát mạng lưới và cập nhật hệ thống phần mềm, nâng cao hệ thống giám sát An toàn thông tin. Điều này giúp phát hiện và khắc phục sớm các lỗ hổng bảo mật, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.
3. Triển khai các giải pháp bảo mật mạnh mẽ
Xây dựng và áp dụng các chính sách bảo mật cụ thể cho doanh nghiệp sản xuất, bao gồm quy định về quản lý truy cập, bảo vệ dữ liệu, và xử lý sự cố khi bị tấn công.
4. Sử dụng phần mềm bảo mật chuyên biệt
Các giải pháp bảo mật nâng cao, chẳng hạn như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), và phần mềm chống mã độc, giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài. Đặc biệt, các giải pháp bảo vệ mạng lưới sản xuất (Industrial Control Systems - ICS) là rất quan trọng vì hệ thống này dễ bị tổn thương.
Xem thêm: Trọn bộ giải pháp và dịch vụ bảo mật từ HPT
5. Đào tạo nhân viên
Con người là mắt xích quan trọng trong việc bảo vệ an ninh mạng. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo trang bị cho nhân viên những kiến thức bảo mật như nhận diện email lừa đảo, cách bảo vệ thông tin cá nhân và nhận biết dấu hiệu tấn công mạng.
6. Áp dụng xác thực hai yếu tố (2FA) và mã hóa dữ liệu
Sử dụng các phương pháp xác thực mạnh như 2FA và mã hóa dữ liệu giúp tăng cường bảo mật và giảm thiểu rủi ro truy cập trái phép. Yubikey là một lựa chọn bảo mật phần cứng 2FA hàng đầu, giúp bảo vệ tài khoản và dữ liệu nhạy cảm.
7. Hợp tác với chuyên gia an ninh mạng
Nếu doanh nghiệp bạn chưa có đội ngũ chuyên gia an ninh mạng riêng biệt, hãy cân nhắc phối hợp với đội ngũ chuyên gia từ các tổ chức, công ty cung cấp dịch vụ bảo mật an ninh mạng uy tín và chuyên nghiệp để được hỗ trợ và theo dõi hệ thống an ninh mạng liên tục, đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp bạn.
HPTtự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn thông tin, với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng cung cấp những giải pháp, dịch vụ bảo mật hàng đầu, bảo vệ doanh nghiệp bạn khỏi những mối đe dọa tấn công mạng nguy hiểm.