Gian lận trực tuyến - Mối đe dọa trong kỷ nguyên số

Gian lận trực tuyến - Mối đe dọa trong kỷ nguyên số
Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã góp phần thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Với việc ngày càng nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số (như mobile banking, internet banking, Ví điện tử,.. ) đã tạo ra những cơ hội cho tội phạm mạng thực hiện các hoạt động gian lận, lừa đảo. Đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với các cá nhân, tổ chức khi tội phạm gian lận không ngừng thay đổi các thủ đoạn, hành vi và chiến thuật và phương thức mới phức tạp hơn để tấn công, lấy cắp thông tin nhạy cảm của người tiêu dùng.

Tội phạm thực hiện các hành vi gian lận bằng những thủ thuật tinh vi với đa dạng hình thức. Một số hình thức gian lận phổ biến trong bối cảnh hiện nay có thể kể đến như:

1. Trộm danh tính và chiếm đoạt tài khoản (Identify theft & account takeover):
Tội phạm giành được quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng hiện có thông qua việc đánh cắp danh tính và đánh cắp thông tin từ tài khoản để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.

2. Gian lận qua mạng (Cyber Fraud)
Tội phạm thực hiện tấn công thông qua internet với mục đích thu thập và tận dụng thông tin nhạy cảm của một cá nhân hoặc doanh nghiệp một cách bất hợp pháp để thu lợi nhuận. Đây là loại hình gian lận phổ biến nhất hiện nay.

3. Gian lận thanh toán không tiếp xúc (CNP Fraud): 
Là một loại hình gian lận khi khách hàng không xuất trình thẻ cho người bán trong quá trình giao dịch. Gian lận thanh toán không tiếp xúc có thể xảy ra với các giao dịch được thực hiện trực tuyến hoặc qua điện thoại.

4. Gian lận ủy quyền thanh toán (Authorised push payment fraud - APP fraud):
Tội phạm lừa gạt người tiêu dùng hoặc các cá nhân tại doanh nghiệp để gửi cho chúng một khoản thanh toán đến tài khoản ngân hàng do tội phạm kiểm soát. Vì các khoản thanh toán được thực hiện bằng phương thức thanh toán theo thời gian thực, không thể hủy ngang nên nạn nhân không thể hủy khoản thanh toán khi họ nhận ra mình bị lừa đảo.

Với những rủi ro tiềm tàng trên, các cá nhân, tổ chức cần làm gì để phản ứng một cách nhạy bén và chủ động ngăn chặn các nguy cơ gian lận?

Hãy đồng hành cùng HPT trong thời gian tới để tìm ra lời giải cho câu hỏi này nhé!