Giám sát Ứng dụng & Dịch vụ CNTT tập trung (IT OPERATION MANAGEMENT - ITOM)

GIỚI THIỆU

Ngày nay, các nhà quản lý CNTT của doanh nghiệp luôn phải chịu nhiều áp lực trong việc giảm thời gian ngừng cung cấp dịch vụ, nâng cao chất lượng hỗ trợ người dùng bằng cách tối ưu hóa tính sẵn sàng, nâng cao hiệu suất của các ứng dụng và các dịch vụ kinh doanh. Giải pháp IT Operation Management (ITOM) là một giải pháp giám sát ứng dụng tập trung, bao gồm một tập hợp các công cụ giám sát các ứng dụng chủ đạo của các tổ chức theo các ngữ cảnh người dùng cũng như ngữ cảnh các giao dịch kinh doanh, đồng thời hỗ trợ phân tích chuyên sâu về hiệu suất ứng dụng và báo cáo về mức độ thỏa thuận dịch vụ (Service Level Agreement – SLA) có liên quan. Hơn thế nữa, ITOM giúp các tổ chức, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tính sẵn sàng và hiệu suất hoạt động của các ứng dụng, mà còn đánh giá được tác động của các phát sinh liên quan đến các ứng dụng đối với các giao dịch kinh doanh quan trọng và đối với người dùng.



QUY TRÌNH ITOM


PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ BAO GỒM CÁC BƯỚC SAU:
  • Phát hiện các sự cố (hoặc các phát sinh, rủi ro có khả năng xảy ra): thông qua việc giám sát các giao dịch ứng dụng theo ngữ cảnh người dùng chủ động (người dùng ảo) và theo ngữ cảnh người dùng thực.
  • Xác định mức độ ưu tiên xử lý các sự cố: thông qua mức độ tác động của các sự cố này lên các dịch vụ kinh doanh.
  • Cô lập các sự cố: nhằm giảm thiểu thời gian xử lý và tăng cường hiệu suất các giao dịch
  • Chẩn đoán sự cố
  • Khắc phục các sự cố: thông qua các tác vụ sửa lỗi được tự động hóa
  • Ngăn ngừa các phát sinh tiềm năng trong suốt vòng đời hoạt động của ứng dụng

I.PHÁT HIỆN & NGĂN NGỪA SỰ CỐ

Trên thực tế, bộ phận IT thường là bộ phận cuối cùng được biết về các sự cố liên quan đến ứng dụng sau khi người dùng hoặc khách hàng phản ánh. Điều này làm giảm chất lượng các dịch vụ cung ứng và giảm năng suất làm việc của người dùng. Để giải quyết vấn đề này, cần có một phương thức có thể phát hiện các sự cố phát sinh trước khi chúng ảnh hưởng đến người dùng và các dịch vụ kinh doanh.

ITOM cung cấp phương thức giám sát tối ưu này thông qua các công cụ:

Operation Manager I (OMI)

Network Node Manager (NNM)

End User Management (EUM)

Operation Manager I (OMI)

OMi là giải pháp giám sát tập trung cho toàn bộ hệ thống CNTT từ lớp hạ tầng (thiết bị mạng, máy chủ) đến lớp cơ sở dữ liệu, middle-ware đến lớp ứng dụng. OMi là giải pháp trung tâm của ITOM, tất cả các sự kiện của các hệ thống được giám sát đều được hiển thị tập trung trên OMi. Là cốt lõi của toàn bộ giải pháp ITOM, OMi giúp nhà quản trị giải quyết thách thức để giám sát các thành phần hạ tầng CNTT cũng như quản lý số lượng sự kiện lớn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau.


( Giao diện của OMi với tính năng tương quan sự kiện)


Network Node Manager (NNM)

NNM là giải pháp về quản lý giám sát lỗi, tính sẵn sàng cũng như hiệu suất của hệ thống mạng. Giải pháp tự động xây dựng mô hình mạng của hệ thống, kiểm tra tuần tự thiết bị mạng. Giao diện chung cho việc cấu hình và quản lý của NNM giúp giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả trong việc vận hành hệ thống mạng.


(Các phân hệ chức năng của NNM )


End User Management (EUM)

EUM cung cấp cơ chế giám sát các giao dịch ứng dụng theo ngữ cảnh khi người dùng sử dụng ứng dụng trong công việc hàng ngày thông qua 2 cơ chế: chủ động-người dùng ảo (công cụ Business Process Monitor –BPM) và người dùng thực (công cụ Real User Monitor – RUM). BPM giám sát các giao dịch ứng dụng một cách chủ động, nhằm phát hiện các sự cố tiềm năng trước khi chúng ảnh hưởng đến người dùng.


(Giám sát ứng dụng với BPM)

RUM giám sát các luồng giao dịch ứng dụng từ người dùng thực trong quá trình họ sử dụng ứng dụng nhằm phát hiện các sự cố mà người dùng đang gặp phải.

(Giám sát ứng dụng di động với RUM)

LỢI ÍCH CỦA QUY TRÌNH



Giảm thiểu tác động của các sự cố liên quan đến các ứng dụng đối với người dùng

Nhận dạng nhanh chóng các vấn đề người dùng gặp phải, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dùng.

Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ các sự cố người dùng gặp phải khi sử dụng các ứng dụng/dịch vụ kinh doanh.

Giám sát và quản lý hiệu suất của tất cả các ứng dụng kinh doanh quan trọng, bao gồm các ứng dụng máy chủ/máy trạm (TCP/IP), dịch vụ web (SOAP/XML), và ứngdụng web (HTTP và HTTPS).

II.XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ƯU TIÊN

ITOM cung cấp các thông tin này thông qua Business Service Dashboard (BSD). BSD chứa thông tin về lược đồ dịch vụ (bao gồm mối quan hệ, liên kết của các thành phần hạ tầng, ứng dụng tham giavào việc vận hành một dịch vụ) cùng với các KPI được xác lập cho các dịch vụ này. Thông qua BSD, các bộ phận hỗ trợ sẽ có một điểm tập trung, duy nhất nhằm đánh giá tác động của các sự cố lên các dịch vụ thông qua tình trạng của các KPI, từ đó nắm bắt được sự cố nào là quan trọng hơn.


(Màn hình giám sát tập trung)

Thông tin về các mức độ thỏa thuận dịch vụ (SLA) được cung cấp bởi công cụ Service Level Management (SLM). Nhằm cung cấp thông tin về tình trạng của dịch vụ theo các mức dịch vụ đã thỏa thuận, SLM liên kết các SLA (OLA và Underpining Contract) vào các dịch vụ và thực hiện các cảnh báo, báo cáo dựa trên các SLA này.


(Giao diện của Service Level Managemen)

LỢI ÍCH CỦA QUY TRÌNH



Xác định các mục tiêu về chất lượng dịch vụ (tính sẵn sàng, hiệu suất) có tính thực tế và định lượng, phản ảnh chính xác các mục tiêu kinh doanh đề ra

Giám sát và nắm bắt thông tin chính xác về các mức độ thỏa thuận dịch vụ

Đảm bảo chất lượng dịch vụ

III.CÔ LẬP SỰ CỐ

Với sự tích hợp các công cụ giám sát, các nhà quản lý CNTT có khả năng giám sát ứng dụng từ đầu đến cuối một cách tập trung. Thông qua tính năng Mô hình dịch vụ (Service Model), các tổ chức, doanh nghiệp có thể cô lập nhanh chóng thành phần hạ tầng, ứng dụng đang ảnh hưởng đến hoạt động của các ứng dụng/ dịch vụ, điều này giúp giảm tối đa thời gian giải quyết sự cố, và giảm thời gian ngưng trệ của dịch vụ.


LỢI ÍCH CỦA QUY TRÌNH



Các thông tin về toàn bộ hạ tầng dịch vụ (cả vật lý và ảo hóa) bao gồm các giao dịch, ứng dụng, máy chủ, mạng … đều được hiển thị rõ ràng và kết nối thành một mô hình dịch vụ hoàn chỉnh tương ứng với mỗi ứng dụng/dịch vụ có liên quan.

Mô hình dịch vụ được khám phá, tạo ra một cách tự động hoàn toàn và được cập nhật trong thời gian ngắn nhất, gần với thời gian thực.

Giảm thiểu thời gian và công sức khắc phục sự cố.

IV.CHUẨN ĐOÁN SỰ CỐ

Việc chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân gốc và cách thức khắc phục sự cố là một tác vụ quan trọng nhằm khôi phục lại hiện trạng hoạt động của các thành phần bị ảnh hưởng bởi sự cố. ITOM cung cấp khả năng chẩn đoán để giám sát, theo dõi và giải quyết các vấn đề về hiệu suất trên toàn bộ hệ thống, giúp định vị các vấn đề liên quan đến hiệu suất ứng dụng nằm ở đâu. Khả năng này được cung cấp thông qua công cụ là Diagnostics.

Diagnostics là giải pháp chẩn đoán, giám sát ứng dụng hợp nhất giúp tăng cường hiệu suất của các ứng dụng trên các nền tảng như Java, .Net vv… thông qua vòng đời ứng dụng. HP Diagnostics nhận dạng các nút thắt cổ chai của ứng dụng trên từng hàm, câu lệnh SQL… giúp nhà quản trị xác định nhanh chóng thành phần nào đang gây nên tình trạng các ứng dụng hoạt động với hiệu suất kém.


LỢI ÍCH CỦA QUY TRÌNH



Ưu tiên dịch vụ CNTT dựa trên phản hồi khách hàng và dựa trên những tác động tới kinh doanh.

Chủ động xác định hiệu suất ứng dụng và tính sẵn sàng trước khi ảnh hưởng tới khách hàng.

Nhanh chóng đưa ra các cảnh báo lỗi và thông tin theo thời gian thực về các vấn đề hiệu suất ứng dụng, tính sẵn sàng.

Giám sát ngữ cảnh người dùng cuối của các ứng dụng/ dịch vụ kinh doanh, bao gồm cả trong môi trường ảo hóa và điện toán đám mây.

Quản lý chất lượng theo ngữ cảnh khách hàng. Cho phép đi sâu vào giám sát hạ tầng, chẩn đoán ứng dụng, kiểm tra giao dịch nhằm giải quyết vấn đề nhanh hơn.


ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

Đặc điểm của các khách hàng mong muốn sử dụng giải pháp ITOM là:

  • Quy mô: giải pháp ITOM thường được áp dụng cho những khách hàng có quy mô vừa và lớn, có ngân sách phù hợp dành cho mảng quản lý CNTT một cách tập trung.
  • Nền tảng công nghệ: việc xây dựng và triển khai ITOM sẽ mang lại nhiều giá trị đối với những khách hàng có nền tảng công nghệ (bao gồm cả hạ tầng, dịch vụ, ứng dụng) ổn định và hoàn chỉnh. Các ứng dụng/dịch vụ cần được vận hành bởi một hệ thống hạ tầng khá hoàn chỉnh trước khi triển khai ITOM.
  • Đối tượng phục vụ: là những người sử dụng dịch vụ (bao gồm cả những nhân viên trong tổ chức và ngoài tổ chức của khách hàng)
  • Định hướng phát triển: tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, trở thành một đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ cho người dùng

Một số đối tượng khách hàng tiêu biểu của ITOM: Các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ số, các cơ quan nhà nước chính phủ…

TẠI SAO CHỌN
GIẢI PHÁP ITOM
?

  • Chủ động nhận dạng cách phát sinh tiềm năng trước khi chúng ảnh hưởng đến cách dịch vụ và người dùng.
  • Đảm bảo hiệu suất và tính sẵn sàng của ứng dựng và các dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ
  • Giảm thiểu thời gian, chi phí và công sức khắc phục sự cố.

Khách hàng tiêu biểu

x