Ngày 08/12/2023, HPT đã tổ chức thành công workshop với chủ đề “Mô hình ngôn ngữ lớn và những ứng dụng trong phát triển phần mềm”. Buổi workshop có sự tham gia của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBNV tại Văn phòng Tổng công ty (HCM) và Văn phòng Chi nhánh Hà Nội. Đồng hành với buổi workshop là Diễn giả Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bửu Long, hiện là giảng viên bộ môn Công nghệ Tri thức, Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Mở đầu chương trình, đại diện Ban Tổ chức anh Đinh Hà Duy Linh – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đã chia sẻ, buổi workshop là hoạt động thuộc chương trình ký kết hợp tác giữa HPT và Trung tâm Ngôn ngữ học tính toán – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN) nhằm tập trung vào việc tư vấn các ứng dụng công nghệ AI và công nghệ ngôn ngữ học tính toán, từ đó thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng cải tiến cho các mảng hoạt động của HPT. Như chủ đề của đã nêu, nhóm đối tượng chính chương trình hướng đến là đội ngũ CBNV có hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực phần mềm (bao gồm hoạt động nghiên cứu, phát triển, kiểm thử, người dùng sử dụng các phần mềm… ), mong rằng sau chương trình, công ty sẽ đón nhận được nhiều ý tưởng cải tiến, sáng tạo của các CBNV nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Buổi workshop xoay quanh các nội dung:
- Giới thiệu chung về mô hình ngôn ngữ lớn (LLM)
- Khả năng của các LLM
- Ảnh hưởng của LLM đối với phát triển phần mềm
- Các khó khăn và chiến lược giải quyết
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bửu Long đã cung cấp cho CBNV HPT những kiến thức cơ bản về mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), cũng như những khả năng và ứng dụng của LLM trong phát triển phần mềm. Theo Tiến sĩ Bửu Long, LLM là một loại mô hình học máy được đào tạo trên một lượng lớn dữ liệu văn bản. LLM có thể học cách tạo ra văn bản, dịch ngôn ngữ, viết các loại nội dung sáng tạo khác nhau và trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ thông tin. LLM có thể được sử dụng để tự động hóa các tác vụ phát triển phần mềm, chẳng hạn như viết mã, kiểm tra mã,… LLM cũng có thể được sử dụng để tạo các sản phẩm phần mềm mới, chẳng hạn như các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, Tiến sĩ cũng chia sẻ việc ứng dụng LLM trong phát triển phần mềm cũng gặp phải một số khó khăn và thách thức, chẳng hạn như:
- Chi phí và độ trễ
- Thiết kế chiến lược gợi ý
- Bản chất nhập nhằng của ngôn ngữ
Để giải quyết các khó khăn và thách thức này, Tiến sĩ Bửu Long đã đưa ra một số khuyến nghị, ví dụ nhằm để tối ưu hóa và giảm thiểu các khó khăn, cải thiện khả năng mở rộng, tính chính xác của LLM
Buổi workshop đã nhận được sự quan tâm của CBNV HPT đã có nhiều câu hỏi, ý kiến liên quan với chủ đề đã được đưa ra trong phần thảo luận, thể hiện sự hào hứng và mong muốn được tìm hiểu thêm về LLM và các ứng dụng của LLM trong phát triển phần mềm.
Phát biểu nhận xét về buổi workshop, Chủ tịch HĐQT HPT – anh Ngô Vi Đồng đã chia sẻ những thách thức cũng như cơ hội của HPT nói riêng và của xã hội nói chung trước sự phát triển mạnh mẽ của AI. Đồng thời, qua lời cảm ơn đến diễn giả, anh ĐồngNV cũng khẳng định HPT rất chú trọng, quan tâm về những nội dung hợp tác của HPT và Trường ĐH KHTN. Mong rằng tập thể HPT sẽ luôn đồng lòng, gắn bó cùng nhau gặt hái nhiều thành tích, hướng về cột mốc quan trọng 30 năm thành lập HPT và cùng nhau xây dựng chiến lược đột phá HPT 2025 – 2030.
Buổi workshop “Mô hình ngôn ngữ lớn và những ứng dụng trong phát triển phần mềm” là buổi giao lưu học hỏi góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng cho CBNV HPT về LLM và các ứng dụng của LLM trong phát triển phần mềm. Đây cũng là bước khởi đầu quan trọng trong việc hợp tác giữa HPT và trường ĐH KHTN trong lĩnh vực AI và công nghệ ngôn ngữ học tính toán. Mong rằng thông qua buổi workshop, CBNV HPT sẽ có thêm kiến thức và kỹ năng để ứng dụng LLM trong phát triển phần mềm, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.