Ban lãnh đạo HPT phát động Chương trình Sáng tạo

I.      Ý nghĩa & mục tiêu của chương trình

Thực hiện nội dung hành động năm 2017 “Hợp lực – Sáng tạo – Tăng trưởng mạnh mẽ”, Ban Lãnh đạo công ty phát động triển khai chương trình “Sáng tạo HPT” nhằm kêu gọi toàn thể cán bộ nhân viên tham gia đóng góp ý tưởng, sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp cụ thể, thiết thực có khả năng ứng dụng trong thực tiễn, đồng thời phát huy, khuyến khích khả năng tư duy, sáng tạo trong những hoạt động chung của Công ty HPT hướng đến mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu quả.



II.    Các hạng mục của chương trình

Với chương trình “Sáng tạo HPT”, nội dung triển khai tập trung vào các lĩnh vực hoạt động: Quản trị, Kỹ thuật Công nghệ, Kinh tế và Kinh doanh. Cụ thể, chương trình bao gồm 3 hạng mục như sau:

- Hạng mục 1 : Phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ mới
- Hạng mục 2 : Đề xuất phát triển lĩnh vực kinh doanh mới
- Hạng mục 3 : Sáng kiến – giải pháp cải tiến, đổi mới, nâng cao hiệu quả trong quản trị

III.   Nội dung chi tiết của các hạng mục: 

  1. Hạng mục 1: Phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ mới

Đề xuất có thể bao gồm: phát triển công cụ, giải pháp, phần cứng, phần mềm (hoàn chỉnh, độc lập hay add-on, plug-in trên một phần mềm có sẵn của hãng), appliance, data model… mới, do tác giả thực hiện và làm chủ thiết kế, công nghệ, chưa được công bố, ứng dụng trước đây. Tác giả của đề xuất chịu trách nhiệm về bản quyền, tính chính xác, hợp pháp của các nội dung có liên quan trong đề xuất.

Sản phẩm (phần cứng, phần mềm, appliance) đề xuất có thể sử dụng trong nội bộ HPT nhằm cải tiến cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, nhất là thực hiện các mục tiêu về quản trị của công ty hay có khả năng thương mại hóa dưới dạng sản phẩm/ giải pháp/ dịch vụ cung cấp cho đối tác, khách hàng.

Khuyến khích các sản phẩm có kiến trúc và lộ trình phát triển lâu dài. Không phải sản phẩm phát triển 1 lần.

Khuyến khích các sản phẩm có giá trị ứng dụng thực tiễn cao, liên quan đến các công nghệ và mảng thị trường “nóng” hiện nay như: Cloud, SDN, AI, Data Analytics, Automation, IoT, Social, Mobility…

Đặc tính kỹ thuật sản phẩm có thể phát triển dựa trên:

- Các open platform của hãng.
- Các thư viện mã nguồn mở đảm bảo về an toàn bảo mật
- Phát triển mới hoàn toàn bởi nhân sự của HPT

Nội dung của đề xuất cần:

- Nêu được tính mới, sáng tạo của đề xuất
- Phân tích được sự cần thiết, lợi thế cạnh tranh, giá trị đem lại của đề xuất.

- Nêu và phân tích được các đặc điểm kỹ thuật, chức năng, sơ đồ, nguyên lý thiết kế, quy trình, bản vẽ… có liên quan đến đề xuất.
- Nêu được điều kiện, cách thức, kế hoạch, chi phí để triển khai, thực hiện đề xuất.

(Lưu ý ngay cả trong trường hợp tác giả chỉ dừng ở mức đề xuất ý tưởng về sản phẩm, giải pháp, phần mềm…chứ không phải là người thực hiện thì đề xuất cũng cần phải nêu được các ý cơ bản về nội dung này).

2.  Hạng mục 2: Đề xuất phát triển lĩnh vực kinh doanh mới 

Đề xuất trình bày cụ thể như bản kế hoạch kinh doanh. Trong đó nêu rõ những nội dung chính: lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, thị trường khách hàng, lợi ích của sản phẩm đối với người dùng, phân tích  khả năng phù hợp và lợi thế của HPT khi triển khai kinh doanh theo đề xuất này, tính cạnh tranh, tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện, tài liệu và phương thức marketing, phương thức kinh doanh, xâm nhập thị trường, phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính, các rủi ro nếu có

Sản phẩm có thể là hàng hóa, giải pháp hay dịch vụ. Ưu tiên sản phẩm có phần giá trị gia tăng mà HPT và nguồn lực trong nước có thể chủ động thực hiện và chiếm tỷ trọng cao

Thị trường khách hàng có thể là B2B, B2C, B2G,….

Mô hình kinh doanh có thể là một Trung tâm kinh doanh của HPT hoặc đơn vị con (liên doanh – liên kết) hoặc một doanh nghiệp độc lập có cổ phần của HPT. Nhân lực có thể bao gồm hoặc không bao gồm người đề xuất

Đề xuất có thể chia kế hoạch kinh doanh thành nhiều giai đoạn với những yếu tố riêng của từng giai đoạn

Ưu tiên các sản phẩm có thể tạo ra doanh thu định kỳ (recurrent revenue)

Lợi nhuận ròng kỳ vọng của phương án kinh doanh tối thiểu ở mức 1 tỷ VND/năm

Tác giả của đề xuất chịu trách nhiệm về bản quyền ý tưởng (nếu có), tính chính xác, hợp pháp của các nội dung có liên quan trong đề xuất

3.  Hạng mục 3: Sáng kiến – giải pháp cải tiến, đổi mới, nâng cao hiệu quả trong quản trị

Nội dung của đề xuất ưu tiên các giải pháp trong các công tác:

Quản lý tri thức: bao gồm quản lý tri thức hữu hình như hồ sơ tài liệu, chính sách, quy trình,.. của doanh nghiệp và quản lý tri thức ẩn như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,.. của mỗi cá nhân.

Quản lý hoạt động kinh doanh: quản lý khách hàng, quản lý TSCĐ, tiết kiệm chi phí, …

Quản lý đo lường hiệu suất công việc: KPI, TimeSheet,…

Yêu cầu chung của đề xuất:

Các đề xuất có thể thể hiện bằng quy trình, quy định, giải pháp, công cụ office hoặc công cụ khác giúp cải tiến công tác quản trị.

Phải có đánh giá hiện trạng (công ty có thể cung cấp số liệu nếu cần thiết).

Mô tả giải pháp cải tiến

Cách thức tổ chức thực hiện

Đề xuất có thể áp dụng thực tiễn vào hoạt động của công ty và có thể triển khai theo diện rộng
Đo lường theo chu kỳ đánh giá hiệu quả: tháng/quý/6T/năm.

-      Các đề xuất, đề tài sáng tạo nằm trong kế hoạch mục tiêu công việc cá nhân hoặc phòng ban vẫn được chấp nhận tham gia chương trình.

IV.   Đối tượng tham gia

CBNV công ty HPT: không giới hạn đơn vị công tác, vị trí công việc đang đảm nhận
Đối với hạng mục 1&2: CBNV có thể giới thiệu người ngoài công ty tham gia. Trong trường hợp này, người tham gia gởi tóm tắt giới thiệu nhân thân trước khi gởi đề xuất và CBNV công ty phải là người chủ trì đề xuất.

V.    Cách thức tham gia

CBNV đăng ký đề tài về cho Ban tổ chức đến địa chỉ email: [email protected] dưới dạng file MS Office (Word, Excel, PowerPoint…)  
Form đăng ký chương trình tại link.


VI.      Thành phần Ban tổ chức & Hội đồng đánh giá:

1.     Hội đồng đánh giá:
-       Hội đồng quản trị

-       Ban Tổng Giám đốc

-       Ban Giám đốc các đơn vị

-       Các chuyên gia bên ngoài

2.     Ban tổ chức:

Hạng mục 1: Phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ mới

Phụ trách chính: Anh Nguyễn Quyền – Phó Tổng Giám đốc

Thành viên: anh Huỳnh Thế Vinh – Phó TGĐ, anh Lê Nhựt Hoàng Nam – Giám đốc kỹ thuật HSI HCM, anh Hoàng Thành Quốc – Chuyên gia, anh Nguyễn Ngọc Trường Huy – Cố vấn , anh Nguyễn Hữu Thanh Liêm – Phó GĐ HSC, anh Ngô Hải Dũng – Phó GĐ HAS

Hạng mục 2: Đề xuất phát triển lĩnh vực kinh doanh mới

Phụ trách chính: Anh Đinh Hà Duy Linh – Tổng Giám đốc

Thành viên: chị Đinh Hà Duy Trinh – Phó Chủ tịch HĐQT , anh Vũ Duy Hiền – Giám đốc HSI, anh Nguyễn Việt Anh – Giám đốc HAS, anh Phạm Minh Cường – Giám đốc HSC

Hạng mục 3: Sáng kiến – giải pháp cải tiến, đổi mới, nâng cao hiệu quả trong quản trị

Phụ trách chính: Chị Nguyễn Thị Hồng Hải – Phó Tổng Giám đốc

Thành viên: chị Nguyễn Thị Hoàng Yến – Trưởng khối tổng hợp, chị Trương Thị Cẩm Lê – Trưởng Vp Chi nhánh HN, chị Nguyễn Nhã Uyên Trâm – Trưởng BP Nhân sự HO, chị Nguyễn Thị Thu Hường – Phó GĐ HSI

3.   Truyền thông chương trình: Bộ phận truyền thông - HO

VII.       Cơ chế khuyến khích & giải thưởng
1.    Hạng mục 1: Phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ mới
Vào vòng Chung tuyển:                2.000.000 VND
Giải 1:                                             10.000.000 VND
Giải 2:                                             7.000.000 VND
Giải 3:                                             5.000.000 VND 
Mỗi đề xuất được lựa chọn triển khai:  5.000.000 VND. Chưa kể các chi phí hỗ trợ trong quá trình triển khai (được xét tùy theo loại hình và quy mô của đề xuất) 

2.     Hạng mục 2: Đề xuất phát triển lĩnh vực kinh doanh mới
-       Các đề xuất được vào chung khảo: mỗi đề xuất được thưởng 50.000.000 VND

3.     Hạng mục 3: Sáng kiến – giải pháp cải tiến, đổi mới, nâng cao hiệu quả trong quản trị 
-       Các đề xuất/đề tài được vào vòng Chung tuyển: 2.000.000 VND